Công nghệ VAR là gì? VAR hỗ trợ trọng tài trong bóng đá như thế nào là câu hỏi bạn đọc đang thắc mắc. Cùng chuyên mục blog bóng đá đi tìm hiểu về công nghệ VAR chi tiết qua bài viết dưới đây.
Công nghệ VAR là gì?
Công nghệ VAR trong bóng đá là viết tắt từ Video Assistant Referee chính là Trợ lý trọng tài video là công nghệ trọng tài thứ 3 hỗ trợ trọng tài chính thông qua loạt video có thể tua lại quay chậm các tình huống nhằm hỗ trợ đưa ra những quyết định chính xác nhất trong trận đấu.
Công nghệ VAR đã được Hiệp hội Bóng đá quốc tế (IFAB) thông qua vào năm 2016 sau đó chính thức được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 8/2016 trong một trận đấu bóng đá ở giải nhà nghề Mỹ.
Giải đấu đầu tiên được dùng VAR là tại Confederations Cup – Cúp Liên đoàn châu lục và sau đó là các giải VĐQG như: Bundesliga (Đức) và Serie A (Ý) trước khi chính thức ra mắt trong World Cup 2018. Chính vì vậy, công nghệ VAR được xem là 1 cuộc cách mạng thật sự trong thế giới bóng đá quyết định nhiều đến kqbd.
Công nghệ VAR là gì? Tìm hiểu về công nghệ hỗ trợ bóng đá
Cách hoạt động của Công nghệ VAR
Hiểu đúng bản chất thì VAR cũng là một tổ trọng tài bốn người, có nhiệm vụ hỗ trợ trọng tài chính trên sân bằng video. Trong đó có một tổ trưởng tổ VAR (VAR) và 3 trợ lý VAR (lần lượt được gọi là AVAR1, AVAR2, AVAR3) có các nhiệm vụ khác nhau.
Tổ trưởng VAR: theo dõi góc máy chính ở màn hình phía trên và kiểm tra, đánh giá lại tình huống thông qua màn hình được chia 4 góc máy ở phía dưới nhằm đưa ra quyết định chính. Tổ trưởng này làm nhiệm vụ điều hành tổ và liên lạc với trọng tài chính trên sân, và có thể gọi ngắn gọn là VAR.
AVAR1: Tập trung vào camera chính, và đảm bảo cho tổ trưởng vẫn nắm bắt được tình hình trên sân trong khi đang đánh giá lại một số tình huống kỹ hơn.
AVAR2: Theo dõi các đường việt vị, dự đoán và kiểm tra các tình huống có khả năng việt vị góp ý giúp tổ trưởng nhanh chóng kiểm tra và đánh giá tình huống hơn.
AVAR3: Tập trung vào các thông tin trên màn hình, hỗ trợ tổ trưởng đánh giá tình huống, bên cạnh đó phải đảm bảo sự trao đổi và liên lạc thông suốt giữa VAR và AVAR2.
Bên cạnh những thông tin bóng đá hữu ích, bạn đọc cũng có thể quan tâm đến kết quả bóng đá các giải đấu hấp dẫn trong đó có kqbd Duc giải đấu BundesLiga cao nhất nước Đức đầy đủ nhất.
Khi nào được sử dụng công nghệ VAR?
Theo quyết định của FIFA, công nghệ VAR chỉ được sử dụng trong một số tình huống nhất định trong trận đấu như sau:
Bàn thắng gây tranh cãi hoặc không hợp lệ: Khi một trong hai đội trên sân cỏ khiếu nại về bàn thắng được ghi, công nghệ VAR sẽ được sử dụng để giúp trọng tài chính theo dõi lại toàn cảnh quá trình ghi bàn. Thông qua VAR, các lỗi nhỏ nhất như việt vị, sượt tay, phạm lỗi… cũng đều có thể phát hiện ra. Từ đó, trọng tài sẽ xem xét lại bàn thắng đó có hợp lý hay không để đưa ra quyết định cuối cùng đảm bảo tính công bằng.
Penalties: Khu vực vòng cấm là nơi khó quan sát nhất với nhiều tình huống áp sát, nhưng công nghệ VAR lại có thể giúp ích trong trường hợp này khi theo dõi kỹ hơn qua màn hình. Việc quyết định thổi phạt penalty của trọng tài có thể được tiếp tục hay hủy bỏ sẽ phụ thuộc vào việc tham khảo các hình ảnh ghi lại của công nghệ VAR.
Thẻ đỏ trực tiếp: Các hành vi bạo lực trên sân cỏ của các cầu thủ sẽ được hạn chế nhờ công nghệ VAR các cầu thủ sẽ bị soi chặt về hành vi trên sân. VAR chỉ được áp dụng cụ thể trong những trường hợp có thẻ đỏ trực tiếp, còn thẻ vàng thứ hai sẽ không được áp dụng công nghệ này.
Nhận diện sai lầm của trọng tài: Thực tế, có không ít trọng tài mắc phải sai lầm khi đưa ra các quyết định trên sân cỏ vì một số lý do nào đó. Nhờ vào công nghệ VAR, những sai lầm của trọng tài cũng có thể được sửa chữa hay hạn chế từ tổ tư vấn VAR. Từ đó, các quyết định của trọng tài sẽ được đảm bảo chính xác và công bằng nhất.
Như vậy bài viết trên đây đã cho bạn thêm thông tin về công nghệ VAR rồi phải không. Chúc bọn đọc vui vẻ! Đón đọc thêm NBA là gì? Thể thức thi đấu Giải bóng rổ Nhà nghề Mỹ