Khoảng thời gian năm 2009 khi cầu thủ Việt kiều Lee Nguyễn trở về Việt Nam thi đấu cho Hoàng Anh Gia Lai và Becamex Bình Dương, cả đất nước đều ủng hộ anh khoác áo tuyển Việt Nam, chính bản thân anh cũng muốn điều này.
Xét luật mới mà FIFA đang xem xét “cho phép một cầu thủ chuyển đổi quốc gia thi đấu nếu anh ta chỉ chơi vài trận và không còn cơ hội được gọi lên đội tuyển hiện tại” vào trường hợp này, Lee Nguyễn sẽ có thể khoác áo ĐTVN vì khi đó anh chỉ mới đá 2 trận cho Mỹ và không còn cơ hội lên tuyển khi về Việt Nam thi đấu.
Tiền vệ đang khoác áo Crystal Palace chính là cầu thủ mang dòng máu Việt thành công nhất trong lịch sử. Và đương nhiên, với tài năng của mình, anh đã chọn khoác áo ‘Những chú Gà trống Gaulois” thay vì một đội tuyển Việt Nam nhỏ bé. Dù vậy, hiện tại khi đã bước sang tuổi ‘băm’, Cabaye không còn được trọng dụng ở tuyển Pháp và hơn một năm chưa khoác lên mình màu áo lam.
FIFA đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa các nền bóng đá, tạo điều kiện cho các nền bóng đá kém phát triển. Mới đây, họ đã quyết định trao thêm rất nhiều suất cho châu Á và Phi trong phiên bản World Cup 48 đội được áp dụng từ năm 2026 trở đi.
Trong bóng đá, không chỉ trên sân cỏ, mà ở ngoài sân cỏ, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Chúng ta được mơ và có quyền mơ. Về cơ bản luật này sẽ giúp bóng đá tốt hơn, tránh trường hợp “người ăn không hết, kẻ lần không ra”.
Một Radja Nainggolan đang mang trong mình quốc tịch Indonesia, đang hừng hực khí thế với bóng đá lại bị HLV tuyển Bỉ Roberto Martinez ‘cạch mặt’ đến mức giải nghệ. Có lẽ người Indonesia còn đang cố gắng mơ nhiều hơn chúng ta…