Được kỳ vọng đưa bóng đá Việt đi khắp thế giới, vậy mà khi xuất ngoại 8 cầu thủ này phải sống tủi nhục nơi đất khách thế này đây!

Quang Hải đang gây tiếng vang cực lớn khi liên tục được các CLB hàng đầu châu Á để ý và sẵn sàng chi đậm để mang bằng được tài năng sáng giá nhất Việt Nam về thi đấu.

1. Lê Huỳnh Đức (từ CLB Công an TP HCM sang Chongqing Lifan)

Năm 2001, Lê Huỳnh Đức đã đi vào lịch sử với tư cách là cầu thủ Việt Nam đầu tiên ký hợp đồng với một đội bóng nước ngoài khi anh đầu quân cho Chongqing Lifan ở giải vô địch Trung Quốc. Tuy nhiên, Huỳnh Đức chỉ thi đấu 4 trận cho Chongqing Lifan và ghi được vỏn vẹn 1 bàn.

Thậm chí, không một lần tiền đạo số 1 của đội tuyển Việt Nam khi đó được thi đấu trọn 90 phút. Chính vì vậy, không thể nói rằng Huỳnh Đức đã có một vụ chuyển nhượng thành công.

Huỳnh Đức trong màu áo Chongqing Lifan

Sau khi thi đấu 4 tháng ở Trung Quốc, Huỳnh Đức trở lại Việt Nam để khoác áo Ngân Hàng Đông Á trong vòng 2 năm trước khi gia nhập SHB Đà Nẵng năm 2004.

2. Lê Công Vinh (từ Hà Nội.T&T sang Leixoes, từ SLNA sang Consadole Sapporo)

Đầu tháng 8/2009, Hà Nội.T&T thông báo rằng Công Vinh sẽ gia nhập CLB Leixoes của Bồ Đào Nha theo dạng cho mượn có thời hạn 3 tháng, bắt đầu từ ngày 1/9/2009. Thương vụ này được sắp xếp bởi Henrique Calisto, HLV từng một lần dẫn dắt Leixoes.

Công Vinh khi khoác áo Leixoes

Ngày 24/8/2009, Công Vinh chính thức ký hợp đồng với Leixoes và được trao chiếc áo số 29. Hai ngày sau đó, trong trận giao hữu với Padroense FC, Vinh đã ghi bàn đầu tiên cho CLB mới ở phút 89 sau khi được vào sân thay người. Vinh sau đó đã có mặt trong danh sách 18 cầu thủ của Leixoes đá với ĐKVĐ BĐN Porto hôm 12/9 nhưng không được ra sân.

Phải tới ngày 4/10, Vinh mới được ra mắt trong một trận đấu chính thức khi Leixoes gặp Uniao de Leiria ở giải VĐ Bồ Đào Nha, qua đó trở thành cầu thủ Việt Nam đầu tiên chơi bóng tại một giải đấu chuyên nghiệp ở châu Âu.

Đến ngày 18/10/2009, Vinh đã ghi bàn chính thức đầu tiên cho Leixoes trong trận thắng Casa Pia AC 2-1 ở Cúp QG Bồ Đào Nha. Hành trình của Vinh ở Bồ Đào Nha chấm dứt vào tháng 1/2010 khi anh trở lại Hà Nội.T&T.

Dù chỉ ghi được 2 bàn cho Leixoes nhưng nhìn chung, Công Vinh đã gặt hái được những thành công nhất định, đặc biệt là về sự chuyên nghiệp và thái độ thi đấu. Bởi không dễ để một cầu thủ Việt Nam như Vinh tỏa sáng ngay trong lần đầu tiên chơi bóng ở Bồ Đào Nha, một trong số những giải vô địch lớn của châu Âu.

Thật sự thì Công Vinh không hề dễ dàng gì ở đội bóng đó. Người châu Âu rất kì thị người châu Á, Vinh phải tự túc và làm tất cả mọi việc kể cả nấu cơm vì cầu thủ không sống tập trung, sau mỗi giờ tập ai sẽ phải tự về nhà người nấy.

Nhưng đó chưa phải là sự đáng sợ nhất mà Công Vinh gặp phải trên đất Bồ Đào Nha. “Tôi sang hai tháng không được chuyền bóng, tập lủi thủi một mình dù tôi rất cố gắng hòa nhập. Các cầu thủ nhìn tôi theo kiểu không biết tôi sang đây làm gì. Tất cả không ai thân thiện với mình cả”, cựu thủ quân của ĐT Việt Nam chia sẻ.

Hơn 2 tháng trời sang Bồ, lúc ra sân, chẳng ai chào đón Công Vinh hết, người ta coi anh như một người thừa không hơn không kém. Lúc tập, anh cũng không được “đồng đội mới” chuyền bóng cho nên chỉ chạy không mà thôi.

Trên sân thì không ai chuyền bóng cho, ra ngoài thì không được chào hỏi, Công Vinh lúc nào cũng cảm thấy cô đơn và chỉ vui vẻ với những lúc lên internet, nói chuyện, chat chít với bạn bè, người thân để giải khuây.

Công Vinh trong ngày ký hợp đồng với Consadole Sapporo

Hồi tháng 7 năm 2013, Công Vinh một lần nữa xuất ngoại khi anh đầu quân cho đội bóng thuộc J-League 2 Consadole Sapporo của Nhật Bản với thời hạn 5 tháng. Tuy nhiên, Vinh đã trở lại Việt Nam sớm hơn 1 tháng do Consadole Sapporo thất bại trong việc thăng hạng.

3. Lương Trung Tuấn (Cảng Thái Lan)

Sau Lê Huỳnh Đức, Lương Trung Tuấn chính là cầu thủ thứ hai của Việt Nam thi đấu ở nước ngoài.

Trung Tuấn khi khoác áo HA.GL

Kết thúc mùa bóng 2004, Tuấn bị VFF treo giò 3 năm (sau giảm án xuống còn 2 năm) do dính đến nghi án bán độ khi thi đấu cho HAGL tại Cup C1 Đông Nam Á năm 2003. Tuấn sau đó đã được BLĐ đội bóng Bình Định cưu mang trong suốt 1 năm trời không thi đấu. Điều đáng quý là Bình Định chấp nhận trả lương và tạo điều kiện cho Tuấn như một cầu thủ bình thường cho dù anh không đóng góp được gì cho đội bóng.

Tuy nhiên, sau đó Tuấn đã nhận lời thi đấu cho Cảng Thái Lan trong vòng 5 tháng, với mức lương chỉ 400 USD/tháng. Tại đây, Tuấn đã chơi tốt và giúp Cảng Thái Lan cán đích thứ tư ở Thai League mùa giải 2005.

4. Nguyễn Việt Thắng (Porto B)

Việt Thắng chụp ảnh với thủ môn nổi tiếng của Porto, Vitor Baia

Năm 2003, Việt Thắng cùng với Trung Tuấn dính vụ bê bối bán độ trong màu áo HA.GL tại Cúp C1 Đông Nam Á. VFF đã quyết định cấm cầu thủ này thi đấu tại tất cả các giải trong nước trong vòng 3 năm.

Đến năm 2006, Việt Thắng quay trở lại sân cỏ và gia nhập ĐT.Long An. Trong suốt thời gian bị cấm thi đấu, năm 2005, Việt Thắng được gửi đến học việc tại Porto B.

5. Nguyễn Hữu Thắng (LA Galaxy)

Hữu Thắng từng được LA Galaxy mời thử việc

Năm 2007, Hữu Thắng từng được mời thử thách tại câu lạc bộ LA Galaxy của giải nhà nghề Mỹ MLS nhưng không gây được ấn tượng cho ban huấn luyện.

Hữu Thắng sau đó trở về Việt Nam và thi đấu cho CLB XM Vissai Ninh Bình. Năm 2009, Thắng trở lại câu lạc bộ cũ Bình Dương.

6. Xuân Trường (từ HAGL sang Incheon và Gangwon)

Ngày 28 tháng 12 năm 2015 Xuân Trường chuyển sang thi đấu cho CLB Hàn Quốc Incheon United, đội đang thi đấu tại K League Classic, theo diện cho mượn trong 2 năm, với mức phí chuyển nhượng được cho là khoảng 300.000 USD/năm. Theo lời Giám đốc điều hành Incheon United thì đây là một sự kiện lớn ở Hàn Quốc, bởi 30 năm qua, chưa bao giờ các CLB Hàn Quốc chuyển nhượng một cầu thủ nào trong khu vực Đông Nam Á.

Kết thúc K League 2016, Incheon United đứng thứ 10/12. Xuân Trường ra sân 4 trận trên tổng số 38 trận của mùa giải, trong đó có 2 trận thắng và 2 trận thua.

Vào ngày 21 tháng 12 năm 2016, Xuân Trường chuyển từ Incheon United sang Gangwon FC dưới dạng hợp đồng cho mượn thời hạn 1 năm. Sau đó, vào đầu năm 2018, anh kết thúc hợp đồng và trở về khoác áo của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai để thi đấu.

7. Công Phượng (từ HAGL sang Mito Hollyhock

Ngày 23 tháng 12 năm 2015 Nguyễn Công Phượng và đội bóng Mito Hollyhock (Nhật Bản) ký kết hợp đồng, theo đó Nguyễn Công Phượng sẽ khoác áo câu lạc bộ bóng đá Mito Hollyhock theo dạng cho mượn một năm tại J-League 2, với giá trị chuyển nhượng 100.000 USD. Tại đội bóng Mito Hollyhock anh sẽ mang áo số 16, số áo mà cầu thủ Hàn Quốc Park Joo-Ho đã từng mặc.

Cầu thủ Nguyễn Công Phượng đã gia nhập Mito Hollyhock nhưng vì bị thương ở vai nên thời gian đến Nhật đã trễ hơn so với dự định ban đầu, chính vì vậy vẫn chưa hoàn tất thủ tục để tham gia các giải bóng đá tại Nhật Bản. Dự kiến là vào khoảng giữa tháng 3 sẽ hoàn tất mọi thủ tục.

Công Phượng (từ HAGL sang Mito Hollyhock

Ngày 7 tháng 5 năm 2016, Nguyễn Công Phượng được có lần đầu tiên xuất hiện trong khoác áo Hollyhock khi anh vào sân thay thế cho cầu thủ Hosokawa Junya ở phút 87.

Sau khi mùa giải J.League 2 năm 2016 kết thúc, Nguyễn Công Phượng trở lại thi đấu cho Hoàng Anh Gia Lai tại giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam 2017.

8. Tuấn Anh (Từ HAGL sang Yokohama)

Đầu năm 2016, Tuấn Anh được HAGL đưa ra nước ngoài tu nghiệp. Tưởng chừng như đây sẽ là bệ phóng giúp các cầu thủ trẻ đá tốt hơn nhưng ngược lại họ liên tục bị đầy ải trên ghế dự bị. Tuấn Anh mới chỉ thi đấu 2 trận cho Yokohama ở Cúp Nhật Hoàng gặp đội… sinh viên. Còn tất cả các trận còn lại thì cầu thủ người Thái Bình đều không được register.

Tuấn Anh (Từ HAGL sang Yokohama)

Kết thúc năm 2016, Tuấn Anh không gia hạn với câu lạc bộ Yokohama và trở về câu lạc bộ chủ quản Hoàng Anh Gia Lai. Tuy nhiên việc dính chính thương khiến anh bỏ lỡ giai đoạn đầu của mùa giải.

Bài liên quan