Từng rất được kì vọng sẽ giúp tăng cường sức mạnh của ĐTVN nhưng tất cả họ đều không đạt được như kì vọng.
1. Emil Lê Giang
Emil Lê Giang sinh năm 1991, mang 2 quốc tịch Việt Nam – Slovakia. Năm 2007 anh từng khiến CLB Nuremberg của Đức phải trả gần 1 triệu Euro tiền phí chuyển nhượng để đưa về tiền đạo trụ cột của đội U16 và U17 Slovakia (nên biết rằng Dortmund khi mua Kagawa cũng chỉ tốn vỏn vẹn 350.000 Euro).
Tuy vậy, anh đã thất bại khi quay về Việt Nam thử việc tại Navibank Sài Gòn, Hà Nội T&T và CLB bóng đá Hà Nội.
Hiện tại, Emil Lê Giang đang trôi dạt đến SK Makov, CLB chơi ở hạng 3 theo hệ thống thi đấu của Slovakia. Anh đang trải qua những ngày tháng khó khăn trong sự nghiệp.
2. Patrick Lê Giang
Patrick Lê Giang sau đó đến MSK Zilina, một CLB hàng đầu Slovakia, “khách quen” của Champions League cũng như Europa League. Tuy rằng ít khi được ra sân và cũng dần vắng bóng ở các ĐT trẻ Slovakia nhưng tiềm năng của Patrick Lê Giang là không thể phủ nhận.
Năm 2009, anh từng quay về Việt Nam thử việc nhưng do những vướng mắc về thủ tục và cả sự chậm trễ của VFF nên mong muốn đóng góp cho đội bóng quê hương đã không thành hiện thực. Mặc dù Patrick Lê Giang được HLV Mai Đức Chung đánh giá cao.
3. Johnny Nguyễn
Sau đó, tiền vệ người Pháp gốc Việt quyết định tới đầu quân cho CLB CS Sedan (Ligue II) rồi CLB Stade de Reims (đang chơi tại giải hạng hai Pháp).
Hết hạn hợp đồng với CLB Stade de Reims, Johnny Nguyễn quyết định không ở lại Pháp chơi bóng mà tìm một bến đỗ tại nơi quê cha đất tổ – Việt Nam. Sau một thời gian thử việc, tiền vệ người Pháp gốc Việt đã được CLB Hà Nội của “bầu” Kiên chiêu mộ.
Nhưng rồi Johnny Nguyễn vẫn không thể cạnh tranh vị trí ở CLB Hà Nội và “biến mất” trong làng bóng đá Việt.
4. Toni Lê Hoàng
Mới 19 tuổi, Toni Lê Hoàng có một bảng thành tích mà mọi cầu thủ trẻ đều mơ ước: Cầu thủ xuất sắc nhất U19 Ba Lan 2 năm liền tiếp (2004, 2005), cùng Legia Warszawa giành HCĐ Dana Cup năm 1999 tại Đan Mạch (với sự tham gia của 32 đội trẻ châu Âu), vô địch giải bóng đá U19 quốc gia Ba Lan năm 2005.
Trong suốt 8 năm chơi cho đội trẻ của CLB Legia Warszawa, tiền vệ sinh năm 1986 này là một chân sút siêu hạng với 41 bàn (1997/98), 38 bàn (1998 /99), hơn 20 bàn (1999/2000). Thế nên khi trở lại Việt Nam vào đầu năm 2005, Lê Hoàng nhận được sự săn đón từ báo giới lẫn người hâm mộ.
Tiếc rằng mọi sự kỳ vọng trở thành thất vọng nặng nề. Chỉ sau 1 buổi tập đầu tiên vào ngày 20/7/2005. Lê Hoàng mau chóng xuống sức và không thể theo kịp đồng đội vào cuối buổi tập diễn ra chưa tới 60 phút.
Ngán ngẩm, HLV Alfred Riedl thông báo loại Toni Lê Hoàng khỏi danh sách U23 Việt Nam tham dự SEA Games 23. Sau thất bại ấy, các đội bóng từng có ý mời Toni Lê Hoàng cũng ngoảnh mặt làm ngơ. Anh trở về Ba Lan thời gian sau đó và cũng thất bại trong nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp.
5. Ludovic Casset
Trước thềm Tiger Cup 2004, Việt Nam đón nhận cầu thủ gốc Việt đầu tiên xin thử việc cho ĐTQG. Với lý lịch hoành tráng tại AJ Auxerre – một trong những CLB hàng đầu ở Ligue 1 – Ludovic Casset nhận được sự quan tâm từ giới chuyên môn lẫn người hâm mộ. Được thử sức ở vị trí trung vệ và tiền vệ trụ, Casset đá khá tốt và có được một bàn thắng trong trận giao hữu với Hòa Phát HN vào ngày 1/1/2004. Tiếc rằng gần 10 tháng sau đó, HLV Tavares chê chuyên môn của Casset quá yếu, vì thế ông gạch tên cầu thủ này khỏi danh sách tham dự Tiger Cup 2004 của ĐT Việt Nam.
Thất bại ở tầm đội tuyển, Casset vẫn trở thành món hàng “hot” trên sàn chuyển nhượng tại V-League 2005. Ban lãnh đạo SHB Đà Nẵng nhanh chóng ký hợp đồng 3 năm với cầu thủ này. Cùng với việc nhanh chóng nhập tịch Casset với cái tên Việt là Mã Trí, đội bóng sông Hàn còn chi mức lương kỷ lục 3.500 USD/tháng cùng chế độ hấp dẫn để Casset an tâm phục vụ cho đội bóng Đà thành.
Nhưng sau khi tiếp nhận Mã Trí một thời gian, BLĐ đội mới “ngã ngửa” về chuyên môn trung bình – yếu của cầu thủ này. HLV Lê Thụy Hải rồi sau đó HLV Trần Vũ “bỏ quên” luôn Mã Trí trên ghế dự bị hoặc “cất” hẳn ở nhà. Cuối tháng 8/2005, Mã Trí đòi kiện CLB theo luật FIFA lẫn Luật lao động VN, khiến lãnh đạo SHB Đà Nẵng phải thanh lý sớm hợp đồng và đưa thêm lương tháng 9 và mua vé cho Mã Trí bay về Pháp.
6. Wilemin Vinh Long
Giữa tháng 6/2007, Wilemin Vinh Long có mặt ở Hà Nội với nguyện vọng được thử việc tại ĐTVN. Sau hai thất bại của Casset và Toni Lê Hoàng, VFF lẫn các nhà chuyên môn tỏ ra nghi ngờ vào tài năng thực sự của Vinh Long bởi cầu thủ này chỉ chơi tại đội hạng Ba Saarbruken (Đức) trước khi về Việt Nam.
Dù người tiến cử Vinh Long là bạn thân của HLV A.Riedl, song sự thận trọng thể hiện rõ trong việc mời cầu thủ này thử tài năng. Vinh Long tự ứng cử bản thân rằng: “Tôi bắt đầu chơi bóng từ năm 6 tuổi tại FC Metzvà từng đá cặp với Philip Mexes . Tôi từng được gọi vào các đội U15, U16, U17 và U20 của Pháp trước khi trở lại quê nhà. Tôi tin rằng năng lực của mình đủ đứng trong màu áo ĐTVN”.
Kinh nghiệm trận mạc của trung vệ này cũng khá ấn tượng vì sau khi rời FC Metz, Willemin Vinh Long đến FC Martigues (Pháp), Liege (Bỉ), AS Sora, AC Ancona, AS Vitarbese (Serie C, Italy) để thử sức. Song anh mau chóng “chìm xuồng” sau những tuyên bố “chém gió” trước đó. Thất bại tại Việt Nam, Vinh Long trở về Bỉ rồi khoác áo đội bóng RFCU Luxembourg trước khi biến mất hoàn toàn.
7. Mạc Hồng Quân
Trở về Việt Nam, tiền đạo Việt kiều CH Czech được đánh giá rất cao và đã có lúc được xem là phương án số 1 cho vị trí trung phong ở đội tuyển U23 cũng như đội tuyển Việt Nam.
Nhưng đáng tiếc là Mạc Hồng Quân lại vấp phải những trở ngại như các đàn anh Công Vinh, Việt Thắng hay Anh Đức. Anh phải chấp nhận hi sinh cho các tiền đạo ngoại to cao hơn nhiều hoặc… dự bị.
8. Lee Nguyễn
Lee Nguyễn có một xuất phát điểm “đẹp như mơ”. Anh chơi bóng thành công trong màu áo những đội bóng học đường của Mỹ. Năm 20 tuổi, Lee Nguyễn đến PSV Eindhoven, CLB nổi tiếng đào tạo trẻ ở Hà Lan, bệ phóng của không ít danh thủ như Van Nistelrooy, Robben.
Đến V-League, Lee Nguyễn được kỳ vọng sẽ trình diễn thứ bóng đá đẳng cấp thế giới. Nhưng rồi sau màn ra mắt khá ấn tượng phong độ của Lee Nguyễn cứ thế đuối dần. Cộng thêm chấn thương và một vài vấn đề ngoài sân cỏ khiến cầu thủ này chẳng thể hiện được như kỳ vọng. Cuối cùng, Lee Nguyễn phải trở về Mỹ và làm lại từ đầu.
Trớ trêu thay, chỉ 2 năm sau ngày rời V-League , Lee Nguyễn lại thăng hoa và được triệu tập vào ĐT Mỹ. Tại MLS, thành tích làm bàn của anh vượt xa các danh thủ như Henry hay Dempsey.
9. Đặng Văn Robert
Có được thể hình lý tưởng gần 1m80, Đặng Văn Robert được đào tạo tại “lò” bóng đá ở Đông Âu. Nhưng trước khi trở lại Việt Nam, anh chỉ chơi cho đội bóng hạng 3 của Slovakia – Nove Zamky.
Thất bại tại thành Vinh, Đặng Văn Robert được HLV Vương Tiến Dũng thu nạp về đội bóng đất Cảng. Từ vị trí tiền đạo cánh, Robert bị đẩy xuống vị trí hậu vệ trái và đôi khi là trung vệ. Dù được nhận diện là “hotboy” tại đất Cảng và có ý chí chiến đấu, nhưng trình độ chuyên môn của Đặng Văn Robert chỉ ở diện trung bình. Đây cũng là cầu thủ bị xem là thất vọng khi không tạo ra bước chuyển biến chuyên môn theo đúng kỳ vọng của HLV họ Vương.